Đồng phục Zalo và câu chuyện về đoạn Code trên áo nhân viên Zalo

Đằng sau đồng phục nhân viên Zalo là câu chuyện thú vị về sự tự hào, lòng quyết tâm và bài học kinh nghiệm lớn rút ra trong quá trình đưa app Zalo chinh phục người dùng.
Ông Vương Quang Khải (người sáng lập Zalo) có chia sẻ trên Facebook đồ họa hình chữ Z mô phỏng logo Zalo trên áo thun đồng phục được trích từ mã nguồn của máy chủ Zalo. Đoạn code này đã khiến ông muốn quay lại làm coder như thời kỳ miệt mài với mạng Trí Tuệ Việt Nam.
Ông Vương Quang Khải tự hào với áo đồng phục của Zalo group:
Câu chuyện về đoạn Code trên đồng phục nhân viên Zalo
Đoạn code này chính là hàm kết nối từ máy chủ Zalo đến điện thoại của người dùng, phục vụ cho việc gửi và nhận tin nhắn – tính năng quan trọng nhất của sản phẩm. Font chữ in trên áo cũng chính là font chữ thực tế đang được đội ngũ lập trình viên Zalo dùng để viết code.
Gửi và nhận tin nhắn nhanh, ổn định chính là ưu thế nổi bật của Zalo, giúp chinh phục thành công người dùng Việt. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu lúc mới ra mắt, đây lại chính là “sai lầm” của những người làm sản phẩm.
Ông Vương Quang Khải cùng các lãnh đạo khác của Zalo group trong màu áo đen:
đồng phục Zalo
Do máy móc sử dụng hệ thống webchat trước đó, Zalo gần như bị đẩy ra ngoài cuộc chơi OTT. Đội ngũ làm Zalo sau đó đã phải xây dựng lại hệ thống mới tương thích hoàn toàn với nền tảng mobile, tập trung vào việc đảm bảo kết nối nhanh, ổn định. Đó cũng chính là khởi nguồn của đoạn code được in trên áo đồng phục Zalo.
Việc sửa chữa sai lầm kịp thời này đã nhanh chóng đưa Zalo trở lại đường đua, bắt đầu đuổi kịp rồi vượt lên các sản phẩm ngoại. Đến nay, dù đã có hàng chục triệu người dùng nhưng nhắn tin nhanh, ổn định vẫn là tiêu chí quan trọng của sản phẩm này.
Đội ngũ Zalo group trong màu xanh quen thuộc của thương hiệu này:
đồng phục nhân viên Zalo
Đoạn code trên áo đồng phục không chỉ là niềm tự hào về chất xám, trí tuệ khi đã mang thành công về cho sản phẩm này ở thời điểm hiện tại, mà còn thể hiện quyết tâm của Zalo, không hài lòng với thành công để bắt đầu lại từ đầu. Quá trình này theo chia sẻ của ông Vương Quang Khải là “không hề dễ dàng và đầy đau khổ”.
Về sau, chính bài học này đã trở thành 4 niềm tin quan trọng của người Zalo group. “Kinh nghiệm của quá khứ có thể là rào cản trong hiện tại” là điều mà ông Vương Quang Khải luôn nhắc đi nhắc lại với nhân viên của mình.
Trước đó, trong bài nói chuyện với nhân viên, ông Khải cũng chia sẻ 4 yếu tố cần thiết để Zalo tồn tại và phát triển trong thế giới công nghệ.
Thứ nhất, thế mạnh nhân lực.
Thứ 2, người Việt hoàn toàn có thể đạt đến đẳng cấp thế giới.
Thứ 3, Internet là lĩnh vực thay đổi không ngừng nên những kinh nghiệm có thể chính là những rào cản cho việc tiếp cận cái mới. Do đó, đội ngũ Zalo cần phải luôn cởi mở với những ý tưởng mới, sẵn sàng học hỏi và tiếp cận vấn đề theo góc nhìn khác.
Thứ 4, trong lĩnh vực Internet, những người càng trẻ càng có nhiều lợi thế. Ở Zalo, họ sẽ được tạo cơ hội để học hỏi và phát triển.
Nguồn theo: Zing.vn và Zalo

Chat facebook TONA Chat facebook Chat Zalo TONA Chat Zalo 24/7 Chat Zalo TONA 0901.662.133